Mừng đầy tháng bé gái cần chuẩn bị lễ vật gì?
Nghi lễ mừng đầy tháng bé gái là sự kiện chỉ diễn ra 1 lần trong đời mỗi người. Việc ba mẹ cúng đầy tháng cho bé gái thể hiện lòng biết ơn đối với thần linh, lòng yêu thương con cái. Với cuộc sống bận rộn hiện nay, các ba mẹ trẻ chưa nắm được kiến thức tâm linh để chuẩn bị 1 mâm lễ cúng mừng đầy tháng bé gái đúng theo truyền thống.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa nghi lễ mừng đầy tháng bé gái
Quan niệm dân gian của người Việt xưa rằng, hình hài của mỗi đứa trẻ sinh ra đều được các vị Tiên Nương nhào nặn. Việc ba mẹ làm lễ mừng đầy tháng là để cảm tạ công ơn của 3 Đức Thầy (Thánh sư, Tổ sư, Tiên sư) truyền dạy nghề cho bé, 12 Bà mụ và 1 bà Chúa tương ứng với 12 giai đoạn thai kì:
- Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh).
- Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
- Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai).
- Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai).
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).
- Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
- Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
- Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
- Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử).
- Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
- Bà Chúa Thiên Thai quan niệm cai quản các Mụ bà.
Không làm mâm cúng mừng đầy tháng bé gái thì có được không?
Trong ngày đầy tháng, ba mẹ làm mâm lễ mừng đầy tháng bé gái để trình báo với tổ tiên ông bà, về sự có mặt của thành viên mới trong gia đình, là dịp để kết thúc thời gian ở cữ của mẹ và bé, mời họ hàng đến chung vui, chúc mừng.
Chuẩn bị lễ cúng đầy tháng với ý nghĩa gia đình, ba mẹ gửi lời cảm tạ ông ơn các vị thần linh, các bà Mụ đã phù hộ cho bé và mẹ suốt quá trình thai sản cho tới thời điểm hiện tại, rồi mong rằng bé sẽ có cuộc sống may mắn, nhiều sức khỏe, suôn sẻ trong cuộc sống sau này. Lễ đầy tháng là lúc để ba mẹ đặt tên mong muốn cho con.
Mâm cúng mừng đầy tháng bé gái có những lễ vật gì?
Trong ngày lễ mừng đầy tháng bé gái, không thể không nhắc tới những lễ vật cần có trong mâm cúng. Việc ba mẹ sắm sửa lễ vật cho lễ mừng đầy tháng sẽ khác nhau theo văn hóa từng vùng miền. Dưới đây là danh sách các lễ vật nên chuẩn bị trong mâm cúng đầy tháng mà Đồ cúng Tâm Phúc liệt kê ra, mời cùng ba mẹ tham khảo:
- Trái cây ngũ quả.
- Hoa tươi.
- Trầu têm cánh phượng – 13 phần.
- Xôi gấc 13 phần (12 nhỏ, 1 lớn).
- Chén, Đũa, Muỗng – 13 cái.
- Chè đậu trôi nước 13 phần (12 nhỏ, 1 lớn).
- Gạo.
- Muối.
- Giấy cúng Mụ.
- Nhang trầm.
- Nước 13 ly cho bà Mụ.
- Gà hoặc vịt luộc chéo cánh tiên.
- Nước, rượu, trà – mỗi loại 3 ly.
- Đèn cầy – 15 cây.
Bài văn khấn mừng đầy tháng bé gái chuẩn truyền thống
Bài văn khấn trong ngày mừng đầy tháng bé gái được sưu tầm từ “Sách văn khấn cổ truyền Việt Nam”.
Nghi thức khai hoa trong lễ mừng đầy tháng bé gái
Khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng”, đây là nghi lễ quen thuộc trong lễ đầy tháng. Chủ lễ đọc xong bài cúng mừng đầy tháng bé gái sẽ đợi nhang tàn 1/2 rồi mới khai hoa. Ba mẹ bế bé đứng trước mâm cúng, rồi ngắt nhánh hoa tươi quơ vòng tròn trước mặt bé và đọc thơ:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến.
Vừa rồi Đồ cúng Tâm Phúc đã chia sẻ những yếu tố giúp ba mẹ có được ngày lễ mừng đầy tháng cho bé gái đầy đủ. Giờ đây, việc ba mẹ có thể tự chuẩn bị lễ vật mừng đầy tháng không còn là khó khăn nữa. Chúng tôi xin chúc cho gia đình quý ba mẹ có ngày lễ thật nhiều may mắn, sum vầy.
Liên hệ hotline : 033.357.3839 để được tư vấn miễn phí chọn giờ đẹp làm lễ cúng cho bé yêu nhà mình.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên nhận đặt các mâm cúng trọn gói uy tín tại các tỉnh khu vực phía Nam.
Fanpage – Đồ cúng Tâm Phúc
https://dichvudocungtamphuc.com/mung-day-thang-be-gai-can-chuan-bi-le-vat-gi/
Không có nhận xét nào