Mùng 5 tháng 5 ăn gì theo chuẩn truyền thống Việt
Mùng 5 tháng 5 ăn gì theo quy chuẩn truyền thống người Việt? Ngày 5 tháng 5 Âm lịch là một trong những phong tục lâu đời người Việt ta. Tuy nhiên cuộc sống hiện nay, kiến thức về ngày lễ này vẫn còn nhiều người chưa biết. Đồ cúng Tâm Phúc sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị mâm cúng mùng 5 tháng 5, bài văn khấn và nhiều thông tin hữu ích khác về lễ cúng qua bài viết sau.
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1 Ý nghĩa của tục lệ cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch
- 2 Mùng 5 tháng 5 ăn gì và cách chuẩn bị lễ cúng hoàn chỉnh
- 2.1 Ngày mùng 5 tháng 5 ăn gì?
- 2.1.1 Bánh tro Dân gian cho rằng việc ăn bánh tro vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp bệnh tật tiêu tan, hoang màu tốt tươi. Từ đó tục lệ ăn bánh tro được lưu truyền mãi đến tận bây giờ.
- 2.1.2 Cơm rượu nếp Ông bà ta ngày xưa, thường dậy rất sớm ngày tết đoan ngọ để chuẩn bị cơm rượu nếp. Ăn cơm rượu ngay trong buổi sáng sẽ tiêu diệt được những loại giun, sán vi khuẩn lý sinh trong cơ thể.
- 2.1.3 Thịt vịt
- 2.1.4 Các loại xôi chè
- 2.1.5 Các loại xôi chè rất phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ và khác nhau theo mỗi vùng miền.
- 2.1.6 Trái cây theo mùa
- 2.2 Bài văn cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch
- 2.3 Chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng mùng 5 tháng 5
- 2.1 Ngày mùng 5 tháng 5 ăn gì?
Ý nghĩa của tục lệ cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch
Hằng năm vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch người dân là lễ để diệt sâu bọ. Nghi lễ thường tổ chức vào lúc giữa trưa nên gọi Tết Đoan Ngọ.
Cái tên Tết Đoan Ngọ và Tết diệt sâu bọ bắt nguồn từ câu chuyện truyền thuyết sau:
Biến cố diễn ra vào năm đó, trong lúc dân làn đang ăn mừng khi vừa có vụ mùa bội thu. Bất ngờ từ đâu kéo đến rất nhiều côn trùng sâu bọ phá hoại hết mọi thứ. Việc làm cho cuộc sống của dân làng ảnh hưởng nặng nề. Bỗng có ông lão không phải người trong làng xuất hiện, xưng là Đôi Truân.
Ông đã giúp người dân giải quyết hết lũ sâu bọ phá hoại bằng cách kêu gọi mọi người về nhà mình và lập đàn tế. Người dân tin theo rồi thực hiện như lời nói, sau một lúc tất cả sâu bọ tự nhiên chết hết. Người dân vui mừng và tìm đến ông để tạ ơn thì ông đã biến mất từ lúc nào. Dân làng nhớ lại lời ông lão dặn dò là vào các năm sau hãy làm điều tương tự sẽ giải quyết được vấn đề sâu bọ. Vì thế hàng năm người Việt ta đều chọn ngày 5 tháng 5 để làm ngày tưởng nhớ đến ông lão.
Mùng 5 tháng 5 ăn gì và cách chuẩn bị lễ cúng hoàn chỉnh
Ngày mùng 5 tháng 5 ăn gì?
Bánh tro
Dân gian cho rằng việc ăn bánh tro vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp bệnh tật tiêu tan, hoang màu tốt tươi. Từ đó tục lệ ăn bánh tro được lưu truyền mãi đến tận bây giờ.
Cơm rượu nếp
Ông bà ta ngày xưa, thường dậy rất sớm ngày tết đoan ngọ để chuẩn bị cơm rượu nếp. Ăn cơm rượu ngay trong buổi sáng sẽ tiêu diệt được những loại giun, sán vi khuẩn lý sinh trong cơ thể.
Thịt vịt
Vào thời điểm tháng 5 Âm lịch thì thịt vịt sẽ béo hơn và thơm ngon hơn các thời điểm trong năm.
Vì thế thịt vịt được nhiều gia đình chuẩn bị trong ngày tết đoan ngọ. Việc chuẩn bị thịt vịt sẽ tùy theo sở thích và khẩu vị mỗi người.
Các loại xôi chè
Các loại xôi chè rất phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ và khác nhau theo mỗi vùng miền.
- Thông thường miền Bắc sẽ là chè đậu xanh, chè mật gạo nếp.
- Miền Trung rất thích ăn chè kê, chè hạt sen…
- Chè trôi nước là đặc trưng của người miền Nam.
Trái cây theo mùa
Tết Đoan Ngọ là lúc trái cây nở rộ cho nên người dân cần thu hoạch ngay để tránh bị sâu bọ phá hoại. Từ đó mà có tục lệ ăn trái cây trong ngày này.
Bài văn cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:………………………………………………………….
Ngụ tại:…………………………..………………..………………..…..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng mùng 5 tháng 5
Ngoài việc mùng 5 tháng 5 ăn gì, thì để chuẩn bị mâm cúng ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch bạn có những lễ vật sau:
- Trái cây ngũ quả.
- Hoa cúc.
- Nhang Rồng Phụng và bó nhang trầm.
- Đèn cầy ly 1 cặp.
- Gạo, muối.
- Trà.
- 3 ly nước.
- 3 ly rượu.
- Giấy cúng mùng 5 tháng 5.
- Cơm rượu.
- Bánh tro.
- Trầu cau 1 bộ.
- Xôi chè 6 phần.
- Bánh kẹo.
- Lá xông.
- Gà trống ta luộc chéo cánh.
Vừa rồi là những thông tin hữu ích về “mùng 5 tháng 5 ăn gì?”. Hi vọng với những kiến thức tâm linh quý gia đình bạn sẽ chuẩn bị được lễ cúng tết đoan ngọ trọn vẹn và suôn sẻ như ý muốn.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Hotline: 033.357.3839
https://dichvudocungtamphuc.com/mung-5-thang-5-an-gi-chuan-truyen-thong/
Không có nhận xét nào