Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo của người bản địa
Khi đến với vùng đất linh thiêng nhất Việt Nam, bạn cần hiểu lộ trình, giá vé và phương tiện. Bên cạnh đó, kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo được đúc kết từ người dân bản địa nơi đây là điều bạn nên tham khảo. Trong bài viết chia sẻ của Đồ cúng Tâm Phúc Côn Đảo, sẽ giúp cho bạn hiểu chi tiết về cách đi lễ tại Côn Đảo linh thiêng.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Hướng dẫn quy trình và kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo
Các bài viết trước, Tâm Phúc Côn Đảo đã chia sẻ nhiều về trải nghiệm thực tế của chuyến đi. Thì bài viết này, bạn sẽ hiểu được những kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo về nghi lễ tâm linh.
Thủ tục và quy trình khi đi lễ Côn Đảo
Khi đi lễ tại Côn Đảo, tuỳ theo mục đích từng người mà họ sẽ có trình tự đi lễ khác nhau. Dưới đây là các thủ tục được đúc kết từ người dân có kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo nhiều năm:
- Đài tưởng niệm sẽ là nơi bạn cần đến đầu tiên trong chuyến du lịch tâm linh. Đây là nơi có cột cao nhất của nghĩa trang nổi tiếng Hàng Dương. Tất nhiên là bạn sẽ làm lễ chính cho các chiến sĩ cách mạng tại đây.
- Tiếp đến là bạn cần đi viếng mộ của các nhà cách mạng nổi tiếng. Có thể kể ra như: Nhà yêu nước Lễ Hồng Phong hay Nguyễn An Ninh…
- Sau khi thăm viếng các mộ của chiến sĩ cách mạnh nổi tiếng nằm tại khu A. Bạn sẽ đi lần lượt các khu của nghĩa trang theo thứ tự từ A đến D.
- Lưu ý khi đến thăm mộ cô Sáu và ban ngày. Bạn không nên dâng lễ cô Sáu vào lúc này. Vì buổi tối mới là giờ linh thiêng nhất của Cô Sáu.
- Đi hết nghĩa trang Hàng Dương, bạn nên tranh thủ tham quan các địa điểm tâm linh khác. Những địa điểm tâm linh khác sẽ được Tâm Phúc Côn Đảo trình bày phía dưới.
- Vào khi mặt trời xuống núi, bạn sẽ quay lại nghĩa trang Hàng Dương. Lúc này bạn sẽ dâng lễ ở tượng đài chiến sĩ trước khi xin lộc cô Sáu.
- Bạn nên có mặt ở đây từ 18h tối để kịp thời gian chuẩn bị lễ vật cũng như chờ đợi.
Chia sẻ kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo
Dưới đây là những kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo, để cho chuyến đi được suôn sẻ:
- Khi đến các địa điểm tâm linh, bạn nên hạn chế đùa giỡn, nói bậy bạ.
- Phải giữ cho cảm xúc của mình thoải mái, tránh tiêu cực, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên.
- Trang phục phải lịch sự, không được mặc đồ hở hang.
- Đi xe máy phải nhớ đội nón bảo hiểm, không vượt đèn đỏ. Nghe thì có vẻ bình thường, nhưng có rất nhiều người gặp sự cố khi không tuân thủ điều này.
- Bạn nên dâng lễ cho cô Sáu khi trời tối. Cụ thể là từ 18h trở đi, theo quy định mới năm 2022 thì nghĩa trang Hàng Dương đóng cửa lúc 21h.
Lưu ý khi chuẩn bị mâm lễ xin lộc cô Sáu và tượng đài chiến sĩ
Một trong những kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo là cách chuẩn bị lễ vật. Để có được trọn vẹn 2 mâm cúng cô Sáu và tượng đài chiến sĩ, bạn không thể thiếu các lễ vật sau:
Lễ vật cần có trong mâm cúng viếng mộ cô Sáu
- Áo dài.
- Bộ trang sức.
- Đôi guốc, khăn rằn.
- Nón lá.
- Nhang, đèn và tiền vàng.
- Hoa tươi màu trắng.
- Trái Lê-ki-ma.
Xem thêm: “Bảng báo giá chi tiết mâm cúng cô Sáu Côn Đảo đơn giản“.
Lễ vật cần có trong mâm cúng tượng đài chiến sĩ Côn Đảo
- Áo hộp chiến sĩ.
- Dép cao su.
- Mũ phớt.
- Lễ tiền vàng.
- Bình rượu, thuốc lá.
- Điếu cầy.
- Nhang, đèn.
- Mâm ngũ quả.
- Hoa tươi.
Xem thêm: “Bảng báo giá chi tiết mâm cúng tượng đài chiến sĩ Côn Đảo đơn giản“.
Những địa điểm tâm linh Côn Đảo bạn nên đến 1 lần trong đời
Bên cạnh việc đi lễ tại nghĩa trang Hàng Dương, bạn nên ghé các địa điểm tâm linh dưới đây. Khi đến đây không đơn giản chỉ là tham quan. Mà còn là những nơi mà người dân địa phương đến để cầu bình an, tài lộc, vận may…
Nghĩa trang Hàng Keo
Nghĩa trang Hàng Keo là nghĩa trang lâu đời nhất Côn Đảo. Với 80 ngàn mét vuông, đây là nơi an nghỉ của 10 ngàn tù nhân. Trong đó, chủ yếu là các tù nhân chính trị, nhà yêu nước. Sau này vì số lượng tù nhân qua nhiều, nên bọn chúng đã cho xây dựng nên nghĩa trang Hàng Dương.
Hiện nay, nghĩa trang Hàng Dương có vẻ ngoài như một rừng hoang sơ. Vì các ngôi mộ nơi đây đã được di chuyển về khu D nghĩa trang Hàng Dương. Nhưng thực tế, số lượng ngôi mộ được di dời quá ít so với số lượng các tù nhân bị chôn xuống nơi đây.
Có thể nói, tại nghĩa trang Hàng Keo còn hàng ngàn hài cốt các chiến sĩ bị chôn vùi dưới đất mà không thể tìm thấy.
Miếu Năm Cô
Miếu Năm Cô hay gọi là miếu Ngũ Hành. Nơi đây gắn liền với sự tích 5 nữ Thần đại diện cho ngũ hành tương sinh. Với kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo nhiều năm, bạn sẽ nhận ra người đi lễ ở đây đa số làm kinh doanh. Với sự linh thiêng của miếu, người dân làm nghề chài lưới, buôn bán thường đến đây để cầu tài lộc, vận may.
Chùa Núi Một Côn Đảo
Miếu bà Phi Yến (An Sơn miếu)
Miếu cậu Cải
Khi bạn đã đặt chân đến miếu bà Phi Yến, bạn không thể bỏ qua miếu cậu Cải. Vì cậu Cải chính là hoàng tử Hội An, con trai của bà Phi Yến.
Cậu bị vua cha Gia Long ném xuống biển khi mới chỉ 5 tuổi. Mọi người sẽ đến miếu cậu Cải để cầu may mắn, thành danh trong công việc và nhất là học hành cho con cái.
Vừa rồi là bài viết chia sẻ về những kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo tâm linh. Hi vọng, với những thông tin hữu ích vừa rồi sẽ giúp cho quý bạn có được buổi lễ viếng Cô diễn ra trọn vẹn và thuận lợi nhất.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng thiếu sót lễ vật trên mâm cúng, làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.
Hi vọng rằng, Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc Côn Đảo sẽ có cơ hội được phục vụ quý khách tại Côn Đảo – vùng đất linh thiêng.
Liên hệ hotline: 0866.500.779
Fanpage: Đồ Cúng Côn Đảo Tâm Phúc.
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Chi nhánh Côn Đảo: Đường Nguyễn Hữu Tiến, Khu 7, Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
https://dichvudocungtamphuc.com/kinh-nghiem-di-le-con-dao-nguoi-ban-dia/
Không có nhận xét nào