Mâm cúng động thổ xây nhà cầu vận may, suôn sẻ
Việc chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng động thổ xây nhà cần sự chu đáo của gia chủ. Việc làm nhà, xây nhà là đại sự quan trọng của cả đời, liên quan đến cuộc sống sau này của các thành viên trong gia đình. Đây là nghi lễ văn hóa, phổ biến tại Việt Nam. Nhưng số lượng người có hiểu biết về nghi lễ truyền thống lại không nhiều. Bài viết này, Đồ cúng Tâm Phúc xin hướng dẫn bạn cách chuẩn một mâm lễ cúng động thổ xây nhà đúng theo quy chuẩn của truyền thống người Việt.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Tục lễ về mâm cúng động thổ xây nhà mang ý nghĩa gì?
Có 2 ý nghĩa phổ biến mà người Việt quan niệm về mâm cúng động thổ như sau:
Quan niệm thứ nhất:
Có câu nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” được lưu truyền qua các thế hệ đến nay. Hiểu rằng, bất cứ nơi đâu, mảnh đất nào đều có các vị Thần linh ngự trị. Việc xây dựng nhà cửa tại các vùng đất này đã vô tình xâm phạm đến long mạch đất đai. Cho nên việc làm mâm cúng động thổ xây nhà là để trình báo các vị Thần linh cho phép được sử dụng mảnh đất này để xây dựng nhà cửa làm nơi sinh sống của gia đình. Cúng động thổ còn để cầu bình an, suôn sẻ cho gia đình và người thợ thi công nhà ở.
Quan niệm thứ 2:
Quan niệm này xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh của dân gian. Người luôn tin rằng, tại các vùng đất hoang, nhà trống sẽ là nơi trú ẩn của các cô hồn. Cô hồn là các linh hồn bị mất oan, không được ai thờ cúng, thường đi gây rối người đời. Việc cúng động thổ mang tính chất là bố thí, lấy lòng các vong hồn này. Mong họ sẽ hài lòng rời đi nơi khác và không gây rối gia đình trong quá trình xây nhà.
Ngoài ra thực tế việc cúng động thổ này còn tiếp thêm sự an tâm cho người người thi công công trình nhà.
>>Xem thêm: Dọn nhà mới cúng gì để thu hút tài lộc, bình an?
Nghi lễ, mâm cúng động thổ xây nhà cần chuẩn bị gì?
Bài văn khấn và lễ vật mâm cúng động thổ xây nhà là 2 yếu tố quyết định sự trọn vẹn của lễ cúng truyền thống này. Đồng thời, đây cũng là nội dung chính của bài chia sẻ kiến thức này. Bạn hãy chú tâm để tránh tình trạng thiếu sót không đáng có trong nghi lễ quan trọng này nhé.
Chuẩn bị lễ vật mâm cúng động thổ xây nhà
Lễ vật trong mâm cúng động thổ xây nhà được xem như lòng thành của gia chủ dâng lên Thần linh. Việc chuẩn bị lễ vật cần gia chủ phải có sự hiểu biết và chu đáo, tỉ mỉ.
- Mâm trái cây ngũ quả (yêu cầu đủ 5 loại khác nhau). Tùy theo quan niệm từng nhà mà có cách chọn trái cây khác nhau
- Hoa cúc là loại hoa tượng trưng cho bình an, sự trường tồn. Nên luôn là loài hoa được ưu tiên chọn trong các lễ cúng động thổ
- Đèn cây ly 1 cặp, bộ nhang rồng phụng và 1 bó nhang trầm.
- Trà.
- Muối hạt, gạo.
- Nước và rượu, gia chủ cần có 3 ly để đựng mỗi loại (tổng 6 ly).
- Giấy cúng, tiền vàng cúng động thổ.
- Bánh kẹo 1 phần.
- Trầu cau 1 bộ (3 hoặc 5 quả cau và 5 lá trầu).
- Bộ xôi chè, cháo trắng – 5 phần (đi kèm với 5 bộ chén, đũa, muỗng).
- Gà trống ta luộc để chéo cánh.
- Bộ tam sên (miếng thịt heo luộc, trứng vịt luộc và tôm luộc).
Bạn có thể thao khảo thêm về mâm cúng động thổ trọn gói cung cấp bởi Đồ cúng Tâm Phúc, nếu bạn không đủ thời gian chuẩn bị mâm lễ. Ngoài ra, sẽ có nhân viên đến bài trí mâm lễ và hướng dẫn gia đình mình cúng, tránh tình trạng thiếu sót lễ vật.
Chuẩn bị bài văn khấn cúng động thổ xây nhà
Trước khi vào nghi thức khấn bái cúng động thổ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho mâm cúng động thổ xây nhà. Bạn có thể tải hình ảnh văn cúng về và in ra tờ giấy để thuận tiện trong việc cúng bái nhé.
Chọn ngày làm mâm cúng động thổ xây nhà
Việc chọn ngày làm mâm lễ cúng động thổ xây nhà sẽ phụ thuộc vào tuổi mệnh gia chủ. Thông thường, ngày mà các gia chủ chọn làm động thổ sẽ là ngày hoàng đạo, Can sinh Chi (đại cát), Chi sinh Can (Tiểu cát). Việc xác định ngày định ngày cúng động thổ bạn nên tìm hiểu từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phong thủy. Nhưng bên cạnh đó, có những ngày sau mà bạn phải tránh trong việc chọn ngày cúng:
- Không cúng động thổ vào các ngày là Nguyệt Kỵ.
- Mùng 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.
- Không cúng động thổ vào các ngày là Tam Nương.
- Mùng 3,7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.
- Tránh các ngày là ngày sát chủ.
- Tháng 1 (Âm lịch) – ngày Tỵ .
- Tháng 2 (Âm lịch) – ngày Tý.
- Tháng 3 (Âm lịch) – ngày Mùi.
- Tháng 4 (Âm lịch) – ngày Mão.
- Tháng 5 (Âm lịch) – ngày Thân.
- Tháng 6 (Âm lịch) – ngày Tuất.
- Tháng 7 (Âm lịch) – ngày Hợi.
- Tháng 8 (Âm lịch) – ngày Sửu.
- Tháng 9 (Âm lịch) – ngày Ngọ.
- Tháng 10 (Âm lịch) – ngày Sửu.
- Tháng 11 (Âm lịch) – ngày Dần.
- Tháng 12 (Âm lịch) – ngày Thìn.
Bài viết: Gà cúng khai trương quay đầu ra hay vào?
Quy trình cúng động thổ xây nhà chi tiết
Vừa rồi quý bạn đã nắm được cách chuẩn bị mâm cúng động thổ xây nhà. Tâm Phúc sẽ hướng dẫn bạn về cách cúng động thổ. Để cho bạn dễ hiểu Đồ cúng Tâm Phúc xin chia việc cúng động thổ thành 3 trường hợp như sau:
- Quy trình cúng động thổ cho cả gia chủ.
- Quy trình cúng động thổ cho đơn vị thi công (nhà thầu, người chịu trách nhiệm xây dựng công trình).
- Quy trình cúng động thổ cho trường hợp gia chủ phải mượn tuổi để làm nhà.
Cách cúng động thổ cho gia chủ
- Nơi bày trí bàn, mâm cúng động thổ xây nhà sẽ phải bằng phẳng. Ngoài ra, bạn nên tham khảo hướng đặt mâm cúng động thổ hợp với tuổi của gia chủ.
- Đốt hai cây đèn ly rồi thắp bộ nhang rồng phụng trước.
- Gia chủ mời 3 ly nước, 3 rượu rồi thắp nhang đọc văn khấn (Gia chủ nam thì thắp 7 cây, nữ thì 9 cây). Lưu ý chỉ cắm 3 cây trên mâm cúng còn lại thì cắm xuống đất. Gia chủ lưu ý thắp nhang xong vái đủ 8 hướng rồi mới đọc bài cúng.
- Đọc văn khấn xong, gia chủ châm thêm nước và rượu, không được rót đầy.
- Gia chủ đợi khoảng nửa tuần nhang tức 1/2 cây nhang cháy. Gia chủ mời nước rượu lần cuối (tổng 3 lần rót nước rượu). Sau đó gia chủ thực hiện cuốc đất, xếp gạch hoặc gõ vào tường. Việc này có nghĩa là bắt đầu việc xây dựng, động vào long mạch đất đai.
- Nhang tàn hẳn, gia chủ đi hóa tiền vàng (phải đốt văn khấn trước tiên). Muối gạo trộn lại rồi mới rải đi.
- Gia chủ tự tay cắm hoa xuống đất chứ không đem về nhà.
Cách cúng động thổ cho nhà thầu xây dựng
Việc có mặt nhà thầu, đơn vị thi công cho công trình lớn thì nghi lễ cũng tương tự như trên.
Thời điểm nhà thầu vào cúng sẽ là khi gia chủ đọc xong bài cúng. Ngoài ra, về phía nhà thầu sẽ phải làm thêm lễ cúng tổ nghề để cầu bình an may mắn.
Cúng động thổ mượn tuổi xây nhà cần chuẩn bị và lưu ý những gì?
Vào ngày cúng động thổ gia chủ chuẩn bị giấy tờ mua bán tượng trưng cho mảnh đất làm nhà. Tờ giấy này phải chính gia chủ giữ. Đợi đến ngày cúng nhập trạch mới làm thủ tục bàn giao, tức là ngày mà gia chủ làm mâm lễ cúng về nhà mới.
Trong ngày cúng động thổ mượn tuổi làm nhà, những người không hợp tuổi, nhất là gia chủ cần lánh mặt. Cụ thể, gia chủ cần giữ khoảng cách hơn 50m với nơi làm lễ.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Hotline: 033.357.3839
https://dichvudocungtamphuc.com/mam-cung-dong-tho-xay-nha-cau-van-may-suon-se/
Không có nhận xét nào