Cách cúng động thổ làm nhà chi tiết cho gia chủ
Cách cúng động thổ làm nhà như thế nào? Là câu hỏi được quan tâm rất nhiều sau 2 vấn đề về “lễ vật cúng động thổ” và “bài văn khấn động thổ”. Hôm nay, Đồ cúng Tâm Phúc xin được hướng dẫn bạn làm thủ tục cho lễ động thổ làm nhà. Bên cạnh đó Tâm Phúc sẽ chia sẻ lại cho bạn về lễ vật cúng, bài văn cúng và những điều kiêng kỵ khi cúng một cách chi tiết nhất.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Những điều lưu ý trong ngày cúng động thổ làm nhà
Những điều lưu ý này Tâm Phúc muốn chia sẻ cho bạn trước khi tìm hiểu về cách cúng động thổ làm nhà. Sau những lưu ý này, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi lễ cúng động thổ làm nhà mới.
Ngày làm lễ cúng động thổ yêu cầu phải hợp với mệnh tuổi của gia chủ. Thông thường các ngày lễ cúng động thổ sẽ rơi vào các ngày
- Hoàng đạo.
- Sinh khí.
- Lộc mã.
- Giải thần
Những ngày có sao xấu chiếu sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ. Bạn không nên làm lễ cúng động thổ rơi vào những ngày sau:
- Ngày Hắc đạo.
- Ngày Trùng tang.
- Ngày Hùng phục.
- Ngày Thổ cấm.
- Ngày Sát chủ.
Ngoài ra, những người đang có hạn tam tai, sao xấu chiếu mệnh hoặc có tuổi phạm vào năm Kim Lâu, Hoang Ốc không được nên làm nhà.
- Trong lễ cúng động thổ, những người không hợp mệnh cần lánh mặt đi nơi khác. Trường hợp gia chủ không hợp tuổi để làm nhà thì cần mượn tuổi làm nhà.
- Nếu mảnh đất làm nhà bạn ở gần chùa, thì không nên xây dựng xây nhà lớn, đồ sộ.
- Sự luân chuyển âm dương sẽ bị chặn lại bởi các cây lớn phía trước nhà. Cho nên gia chủ không được giữ cây lớn cổ thụ trước nhà. Hoặc bạn không nên làm nhà mà phía trước có cây cổ thụ lớn. Ngoài ra, những cây lớn này thường thường tích tụ nhiều những âm khí không tốt cho gia đình.
Cách cúng động thổ làm nhà và cần chuẩn bị gì cho lễ cúng?
Cách cúng động thổ làm nhà quy trình cúng động thổ
Cách cúng động thổ sửa nhà như sau:
- Bạn cần chuẩn bị tất cả đồ cúng động thổ sửa nhà như trên. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm heo quay, các lóc nướng… tùy theo quan niệm từng nhà.
- Gia chủ đốt đèn cầy ly rồi thắp “nhang rồng phụng”, rót 3 ly nước, 3 ly rượu. (rót lần 1)
- Thắp nhang vái đủ 4 phương, 8 hướng rồi đọc bài văn cúng động thổ. Người gia chủ là nam thì thắp 7 cây nhang (9 cây đối với nữ). Cắm 3 cây xuống đất (cắm thêm 1 cây nữa nếu là nam, còn nữ thì cắm thêm 3 cây) còn lại 3 cây cắm trên mâm cúng.
- Đọc văn khấn xong chủ lễ châm thêm nước và rượu. (rót lần 2)
- Thời điểm nhàng còn khoảng 2/3 cây, chủ lễ châm thêm nước rượu tràn đầy ly. (rót lần 3)
- Gia chủ thực hiện nghi thức đả động đến đất đai, long mạnh. Bạn có thể quốc đất, xếp gạch đào móng nhà hoặc gõ vào tường nếu bạn làm lễ sửa nhà.
- Đợi cháy hết nhang rồi đi hóa tiền vàng (đốt văn khấn trước).
- Hoa trên mâm cúng khi hết lễ thì phải cắm xuống đất.
Tìm hiểu thêm: Bài cúng Thần Tài Thổ Địa ngày mùng 1, ngày vía Thần Tài.
Cách chuẩn bị lễ vật cúng động thổ xây nhà
Vừa rồi bạn đã biết được cách cúng động thổ xây nhà. Nhưng để trọn vẹn được ngày lễ cúng động thổ, bạn cần có lễ vật và bài văn khấn cúng động thổ làm nhà.
Việc chuẩn bị lễ vật cúng động thổ làm nhà sẽ có đôi chút sự khác nhau theo vùng miền. Tâm Phúc xin liệt kê ra các lễ vật mà bạn cần có tối thiểu trong lễ cúng động thổ.
- Hoa, trái cây ngũ quả.
- Nhang rồng phụng, nhang trầm.
- 2 đèn cầy ly đỏ hoặc vàng.
- 2 chén đựng muối và gạo riêng biệt.
- Gà trống luộc, tam sên.
- Muỗng, đũa, chén 5 bộ.
- Trà.
- 6 ly sứ đựng 3 nước, 3 rượu.
- Giấy cúng động thổ, tiền vàng.
- Bánh kẹo.
- 5 phần cháo trắng.
- Trầu cau (5 lá trầu và 3 hoặc 5 quả cau).
- 5 phần xôi, chè (đi kèm 5 bộ chén, muỗng, đũa).
Bài văn cúng động thổ làm nhà
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy Hoàng Thiên hậu thổ chư vị tôn thần.
Kính lạy Quan đương niên, kính lạy Các tôn thần bản xứ.
Hôm nay, ngày .….tháng .….năm …………………….
Tín chủ con là: ………………………………cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình nhà ở
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo động thổ căn nhà ở địa chỉ:…………………………………………………………………..
Ngôi dương cơ ngụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc…) nhân có lễ vật tịnh tài, hương hoa, đăng, trà, quả, phẩm, dâng cúng bày trên án tọa. Lòng thành tâu lên đức thần linh bốn cõi
Chúng con trộm nghĩ rằng: Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương, thông minh sáng láng, thương đến dân lành, chứng giám lòng thành giáng lâm lễ bạc, giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây. Một thời xây dựng muôn năm trường tồn.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
Ngài Định Phúc Táo Quân.
Các ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản ở khu vực này.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Hương Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc công việc chóng thành.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám
Nam mô chứng minh sư Bồ Tát
Nam mô chứng minh sư Bồ Tát
Nam mô chứng minh sư Bồ Tát
Không cúng động thổ làm nhà thì có được không?
Đây là câu hỏi mà Tâm Phúc muốn chia sẻ cho bạn trước khi kết thúc bài chia sẻ về cách cúng động thổ làm nhà.
Đầu tiên để trả lời câu hỏi này, bạn phải hiểu được ý nghĩa của nghi lễ cũng như về quan niệm văn hóa người Việt ta. Có 2 sự quan niệm lớn về lễ cúng động thổ xây nhà như sau:
Cúng động thổ nhằm trình báo Thần linh, cầu bình an
Người Việt quan niệm đất có Thổ Công và sông có Hà Bá, đây được xem là kinh nghiệm sống của ông bà xưa có liên quan đến tâm linh. Tại các vùng đất, hay khu vực nào cũng sẽ có Thần linh, Thổ Thần cai quản. Việc làm nhà tại vùng tức đã xâm phạm đến các vị và động đến long mạch vùng đất. Gia chủ làm lễ cúng động thổ trước khi làm nhà để xin phép trình báo về việc gia đình chọn vùng đất này là nơi sinh sống sau này. Đây còn là lễ để gia chủ cần mong sự che chở của Thần linh cho sự bình an của những người thợ thi công và tiến trình xây dựng được suôn sẻ.
Cúng động thổ dành cho các linh hồn cư ngụ
Theo tín ngưỡng dân gian, những vùng đất trống là nơi cụ của các cô hồn vong linh lang thang. Bên cạnh đó, có thể đây là nơi chôn lấp những đồ đạc từ chùa chiền, miếu mạo linh thiêng mà không ai biết. Việc gia chủ cúng động thổ là hành động nhân đạo, nhằm bố thí cho các cô hồn này. Mặc khác, cúng động thổ nhằm lấy lòng, nhờ các cô hồn này vui vẻ rời đi và không phá hoại chuyện xây nhà của gia chủ.
Tạo sự an bình cho các thợ xây dựng
Việt Nam là một trong những quốc gia ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa người phương Đông. Việc tổ chức lễ cúng động thổ sẽ tạo cho các thợ xây dựng có 1 tâm ly an tâm hơn khi thi công xây dựng.
Câu trả lời cho vấn đề không cúng động thổ có được không thì sẽ tùy theo quan niệm từng người. Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đây không phải là câu nói tục ngữ hay câu thơ đọc cho thuận miệng. Đây chính là kinh nghiệm được thế kế đi trước đúc kết được và lưu truyền lại. Việc cúng động thổ đã quá phổ biến, và đối với người Việt dường như đây là nghi lễ bắt buộc trước khi gia chủ làm nhà.
Trên đây là mọi thông tin hữu ích mà Đồ cúng Tâm Phúc muốn chia sẻ với bạn về cách cúng động thổ làm nhà. Chúng tôi xin chúc cho quý khách hàng của Đồ cúng Tâm Phúc có buổi lễ cúng động thổ làm nhà diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn như mong muốn.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Hotline: 033.357.3839
https://dichvudocungtamphuc.com/cach-cung-dong-tho-lam-nha-cho-gia-chu/
Không có nhận xét nào