Cúng thôi nôi bé trai gà trống hay gà mái?
Cúng thôi nôi bé trai gà trống hay gà mái? Việc tự chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi luôn khiến các các ba mẹ trẻ băn khoăn. Lễ cúng thôi nôi là dịp để ba mẹ bày tỏ lòng thành, biết ơn đến Thần linh. Qua bài viết này, Đồ cúng Tâm Phúc xin chia sẻ cho quý ba mẹ những thông tin hữu ích về lễ cúng thôi nôi cho bé trai.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Nguồn gốc của nghi lễ cúng thôi nôi
Trước khi giải đáp nên cúng thôi nôi bé trai gà trống hay gà mái, ba mẹ hãy cùng Đồ cúng Tâm Phúc tìm hiểu nguồn gốc cúng thôi nôi để hiểu rõ hơn về phong tục này nhé.
Thời điểm bé tròn 12 tháng tuổi, ba mẹ sẽ làm mâm cúng thôi nôi để tạ ơn Thần linh. Đây là tục lệ lâu đời của người Việt Nam được lưu truyền qua các nhiều đời. Tương truyền, có 13 bà Mụ (còn gọi là Tiên Nương) đã tạo ra hình hài của mỗi đứa trẻ. Tục lệ làm lễ thôi nôi là để tạ ơn các Mụ bà, bên cạnh còn có 3 Đức thầy (Thánh sư, Tiên sư, Tổ sư) được quan niệm là người truyền nghề cho bé. Các bà Mụ tương ứng với 12 giai đoạn thai sản và có tên như sau:
- Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh).
- Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai).
- Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai).
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).
- Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
- Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
- Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
- Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
- Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử).
- Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
- Bà Chúa Thiên Thai được quan niệm là người đứng cao nhất cai quản 12 bà Mụ.
Mâm cúng thôi nôi bé trai gồm những gì?
Việc chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé còn tùy theo quan niệm vùng miền mà có sự khác nhau. Ba mẹ nên cúng thôi nôi bé trai gà trống hay gà mái? Đồ cúng Tâm phúc xin giải đáp sau khi chia sẻ danh sách lễ vật mà ba mẹ cần chuẩn bị trong lễ thôi nôi bé trai.
Ông bà ta sẽ chia lễ vật cúng thôi nôi thành 2 mâm lễ riêng biệt như sau:
Mâm lễ cúng Mụ bà thôi nôi bé trai
- Mâm trái cây ngũ quả (tùy theo quan niệm những phải đủ 5 loại quả).
- Hoa tươi (Đồng tiền hoặc cát tường).
- Trầu têm cánh phượng – 13 phần.
- Xôi gấc đỏ (12 phần nhỏ và 1 phần lớn).
- Chè đậu trắng (12 phần nhỏ và 1 phần lớn).
- Nến (đèn cầy) – 15 cây.
- Chén, đũa, muỗng – 16 bộ (13 bà Mụ và 3 Đức thầy).
- Nước 13 ly (cho 13 bà Mụ).
- Giấy cúng Mụ.
- Gạo.
- Muối.
- Nhang trầm.
Mâm cúng dân lên 3 Đức thầy thôi nôi bé trai
- Gạo.
- Muối.
- Nhang trầm.
- Gà trống luộc chéo cánh (hoặc vịt trắng).
- Nước – 3 ly.
- Rượu – 3 ly.
- Trà – 3 ly.
Cúng thôi nôi bé trai gà trống hay gà mái mới đúng?
Bởi lẽ yếu tố quyết định buổi lễ cúng có trọn vẹn hay không là phụ thuộc nhiều vào lễ vật. Vì thế mà vấn đề cúng thôi nôi bé trai gà trống hay gà mái luôn được nhiều ba mẹ quan tâm. Đồ cúng Tâm Phúc xin giải thích rõ ràng cụ thể như sau:
Theo tục lệ của người phương Đông trong đó có Việt Nam ta, con gà trống luôn gắn liền với các lễ nghi truyền thống. Gà trống là loại vật tạo ra cầu nối giữa con người và Thần linh. Có rất nhiều truyền thuyết gắn liền với gà trống, gà trống báo hiệu điềm lành. Trong dân gian, gà trống đánh thức mặt trời, việc cúng gà trống với quan niệm bé sau này có 1 tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
Ông bà xưa có câu ca dao nói về gà trống:
“Trên đầu đội sắc vua ban
Dưới thời yếm thắm, dây vàng xum xuê
Thần linh đã gọi thì về
Ngồi trên mâm ngọc gươm kề sau lưng”.
Gà trống đại diện cho sự uy nghiêm, chính trực. Việc chéo cánh gà khi cúng phải đẹp, không được làm mất đi vẻ đẹp vốn có của con gà. Vì gà trống mang tính phong thủy cao nên gà trống thường được lựa chọn trong mâm cúng người Việt. Mặc cho nắng, mưa gà luôn đậu vị trí trên cao ngủ và cất tiếng gáy.
Bên cạnh đó, các gia đình ở một số tỉnh miền Trung có quan niệm cúng gà mái trong lễ thôi nôi. Người dân ở đây quan niệm rằng: “Con trai gà mái, con gái gà cồ”, nhưng chưa có lời giải thích nào thỏa đáng cho quan niệm này.
Bài văn khấn cúng thôi nôi bé trai, bé gái
Sau khi tìm hiểu được nên cúng thôi nôi bé trai gà trống hay gà mái?. Bài văn khấn sẽ là yếu tố quan trọng không thể thiếu mà ba mẹ cần hiểu thêm.
Với những chia sẻ vừa rồi, hi vọng vấn đề cúng thôi nôi bé trai gà trống hay gà mái không còn làm khó khăn cho quý ba mẹ nữa.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Hotline: 033.357.3839 – Fangape: Đồ cúng Tâm Phúc.
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com
Không có nhận xét nào