Cách cúng thôi nôi bé trai chi tiết
Để hỗ trợ tận tình cho các ba mẹ trẻ đang gặp vấn đề việc tự chuẩn bị lễ cúng thôi nôi cho bé yêu, Đồ cúng Tâm Phúc xin chia sẻ cách cúng thôi nôi bé trai chuẩn truyền thống. Qua bài viết này, ba mẹ sẽ tránh được tình trạng thiếu sót lễ vật, lễ cúng diễn ra không đúng theo truyền thống. Những thông tin về văn khấn cổ truyền Việt Nam, lễ vật cần có trong mâm cúng, quy trình cúng thôi nôi, cách tính ngày cúng thôi nôi… sẽ có trong bài viết sau đây. Mời quý ba mẹ cùng tham khảo.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Cách cúng thôi nôi bé trai và ý nghĩa của tục lệ
Trước khi giúp ba mẹ hiểu về cách cúng thôi nôi bé trai, hãy cùng Đồ cúng Tâm Phúc tìm hiểu ý nghĩa của tục lệ này, từ đó ta có thể chia sẻ kiến thức này cho người thân và con cháu. Đồng thời việc giúp người khác hiểu được ý nghĩa, chính là 1 việc làm trong công cuộc gìn giữ “Nét đẹp truyền thống Việt”.
Nguồn gốc nghi lễ cúng thôi nôi
Cúng thôi nôi (cúng đầy năm) đây là một nghi lễ truyền thống của người Việt để cảm tạ thần linh. Cụ thể, ông bà ta quan niệm mỗi 1 đứa trẻ sinh ra đều được 13 bà Mụ nhào nặn ra hình hài. Thời điểm bé sinh ra tròn 1 năm tuổi ba mẹ sẽ chuẩn bị 1 mâm cúng thôi nôi để tạ ơn và cầu mong Thần linh sẽ phù hộ cho bé yêu. Trong ngày cúng thôi nôi, ba mẹ sẽ báo cáo với tổ tiên về thành viên mới, nhờ gia tiên chứng giám. Ngoài ra, đây còn là dịp để ba mẹ đãi tiệc mời bà con họ hàng đến chung vui chúc mừng.
Lưu ý khi vào lễ cúng thôi nôi bé trai
- Trước khi vào lễ cúng thì ba mẹ cần bài trí lễ vật đầy đủ chỉn chu trên mâm cúng.
- Ba mẹ thắp nhang báo cáo Thần linh, gia tiên trong nhà trước khi cúng thôi nôi (ở đâu có bàn thờ thì gia đình sẽ thắp ở đó 1 cây nhang).
- Nơi đặt mâm cúng sẽ chính diện với lối ra vào của cửa chính (giữa nhà hoặc trong phòng thờ nếu có).
- Ba mẹ lưu ý chủ lễ rót trước rượu trà trong khi cúng sẽ phải đủ 3 lần.
Hướng dẫn cách cúng thôi nôi bé trai (quy trình chi tiết)
Sau khi ba mẹ đã nắm được những lưu ý trên, Đồ cúng Tâm Phúc sẽ chia sẻ với ba mẹ về cách cúng thôi nôi bé trai chi tiết nhất. Ba mẹ nên tải hình ảnh về và in ra giấy để thuận tiện khi tiến hành nghi lễ.
- Thắp nến (15 cây).
- Rót 3 ly nước, 3 ly rượu, 3 ly trà (Lần thứ đầu tiên).
- Thắp nhang (Nam 7, nữ 9) khấn văn khấn.
- Sau khi khấn xong, châm thêm 1 lượt 3 ly nước, 3 ly rượu, 3 ly trà (Lần thứ 2).
- Đợi nhang tàn ½, châm thêm 1 lượt 3 ly nước, 3 ly rượu, 3 ly trà (Lần thứ 3).
- Sau khi châm xong, trải đồ bốc thôi nôi ra giữa nhà cho bé bốc.
- Chờ nhang tàn hết => hóa vàng chung với văn khấn, rải muối, gạo, trà, rượu, nước đã châm.
Cách tính ngày cúng thôi nôi bé trai theo nguyên tắc truyền thống
Cách tính ngày cúng thôi nôi bé trai sẽ đều dựa theo lịch Âm như bao nghi lễ cúng truyền thống khác của người Việt Nam. Nguyên tắc được ông bà ta áp dụng theo câu “Gái lùi 2, trai lùi 1”. Đồ cúng Tâm Phúc sẽ đưa ví dụ để ba mẹ hiểu rõ hơn.
Ví dụ:
- Bé gái sinh ngày 06/09 Âm lịch, ba mẹ sẽ cúng thôi nôi vào ngày 04/09 Âm lịch năm sau. Hiểu rằng, ngày cúng thôi nôi sẽ lùi 2 ngày (cúng sớm hơn 2 ngày) so với ngày sinh của bé.
- Bé trai sinh ngày 06/09 Âm lịch, ba mẹ sẽ cúng thôi nôi vào ngày 05/09 Âm lịch năm sau. Hiểu rằng, ngày cúng thôi nôi sẽ lùi 1 ngày (cúng sớm hơn 1 ngày) so với ngày sinh của bé.
Bài văn cúng thôi nôi cho bé trai
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!
– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …………
Vợ chồng con là ……………… sinh được con( gái,trai) đặt tên là …………………………………..
Chúng con ngụ tại ………………………………………………………………………………………….
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Cách chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi bé trai đơn giản
Khi ba mẹ đã nắm rõ cách cúng thôi nôi bé trai rồi, Đồ cúng Tâm Phúc xin mời ba mẹ cùng tham khảo các lễ vật trong mâm cúng thôi nôi bé trai nhé.
- Đèn cầy (nến) – 2 ly.
- Nước, rượu, trà – mỗi loại 3 ly (dâng lên 3 Đức thầy).
- Gạo.
- Muối.
- Nhang trầm.
- Gà luộc chéo cánh tiên (hoặc có thể là vịt trắng).
- Muỗng, đũa, chén cho Đức thầy – 3 bộ.
- Hoa đồng tiền hoặc cát tường.
- Trái cây ngũ quả.
- Giấy cúng Mụ.
- Trầu têm cánh phượng – 13 phần.
- Xôi gấc đỏ – 12 phần nhỏ và 1 phần lớn.
- Chè đậu trắng (12 phần chè nhỏ và 1 phần chè lớn).
- Nến (đèn cầy) – 13 cây.
- Chén, đũa, muỗng – 13 bộ (cho bà Mụ).
- Nước 13 ly (cho 13 bà Mụ).
Bài viết về cách cúng thôi nôi bé trai được soạn thảo bởi Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc. Hi vọng rằng ba mẹ sẽ có buổi lễ thôi nôi ấm cúng, chan hòa và trọn vẹn cho bé yêu qua những thông tin hữu ích vừa rồi.
Đồ cúng Tâm Phúc – Gìn giữ nét đẹp truyền thống Việt.
Liên hệ hotline: 033.357.3839.
Fanpage Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Website: www.dichvudocungtamphuc.com
Không có nhận xét nào